Biến tần có chức năng bảo vệ quá dòng khá tốt để bảo vệ động cơ. Biến tần báo lỗi quá dòng đôi khi phát sinh từ tải, từ động cơ và có khi do lỗi cài đặt biến tần. Người vận hành cần phải tìm ra nguyên nhân gốc báo lỗi quá dòng để xử lý nếu không động cơ dễ hỏng nếu quá dòng xảy ra thường xuyên. 

Các bạn cùng www.dichvusuabientan.com tìm hiểu một số nguyên nhân có thể biến tần báo lổi quá dòng ở biến tần nhé:

1. Biến tần báo quá dòng khi biến tần đang hoạt động cấp nguồn cho động cơ?

– Kiểm tra hệ thống tải, cơ khí xem có quá tải không?

– Đo dòng hoạt động thực ở ngõ ra của biến tần so với dòng điện hiển thị của biến tần xem biến tần có bị quá tải thực không? Nếu đo dòng ngõ ra nhỏ hơn dòng hiển thị của biến tần thì nguyên nhân là cảm biến dòng của biến tần bị hỏng.

– Kiểm tra Quạt Biến tần còn hoạt động hay không? Đôi khi quạt hỏng biến tấn cũng báo dòng điện sai
- Kiểm tra cuộn dây motor, trường hợp motor bị ngắn mạch cũng gây quá dòng
 

 

2. Biến tần báo lỗi OC ngay khi vừa nhấn RUN
 
- Đo thông số cầu Diod hoặc điện trở R.S.T, U.V.W . Nếu thông số 1 trong các kết quả đo phải là giá trị Mega Ohm, nếu không thì biến tần đã bị hư phần cứng.
 
3. Biến tần báo OC khi đang tăng tốc.
- Kiểm tra thời gian tăng tốc của Biến tần có phù hợp hay chưa – có thể tăng lên để theo dõi.
- Kiểm tra công suất Biến tần có phù hợp với công suất của tải hay không?

- Kiểm tra bộ phận và kết cấu cơ khí, ổ bi, bạc đạn và các vấn đề liên quan.

 

 
4.Lỗi Quá dòng khi giảm tốc
 
– Kiểm tra chế độ giảm tốc và thời gian giảm tốc, đôi khi giảm tôc quá nhanh cũng gây quá dòng
- Có thể cân nhắc đến việc gắn thêm điện trở xả nếu hệ thống yêu cầu thời gian giảm tốc ngắn, quán tính tải lớn …..

– Nếu những ứng dụng không yêu cầu thời gian giảm tốc thì nên chuyển biến tần qua chế độ dừng tự do

Về chúng tôi....